Thuat-ngu-SEO-danh-cho-nhung-ai-dang-tim-hieu-va-nghien-cuu-sau-ve-seo

Thuật ngữ SEO dành cho những ai đang tìm hiểu và nghiên cứu sâu về SEO

Đôi khi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu SEO các bạn gặp gỡ rất nhiều thuật ngữ chuyên nghành SEO( Các thuật ngữ này khi tôi nói ở những nơi đông người họ thường bảo tôi là mày nói tiếng sao Hỏa ah^^) Tôi chợt nhận ra thôi chết mình toàn nói những từ chuyên nghành. Mọi người nghe chẳng hiểu gì cả. 

cong-nghe-nghien-cuu-tu-khoa- nghien-cuu-seo-thuat-ngu-seo

Và tôi biết các bạn đang tìm hiểunghiên cứu về SEO cả tài liệu tiếng việt hay tiếng Anh đều sẽ gặp những thuật ngữ SEO này. Đó là lý do tôi viết bài viết này để chia sẻ với các bạn các thuật ngữ SEO thường gặp. Giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu để tiếp cận với SEO từ đó dễ dàng phát triển SEO để có thêm lượt truy cập hay khách hàng tiềm năng từ các công cụ tìm kiếm 

Ah có một vài lưu ý nhỏ:

  • Bài viết này sẽ đươc cập nhật liên tục vì tôi vẫn đang không ngừng nghiên cứu sâu về SEO. Các bạn hãy lưu bookmark bài viết này lại nếu cần sẽ dễ dàng mở ra để tiện tra cứu nhé 
  • Bài viết khá dài hãy đọc trước table of content để tránh mất thời gian của bạn 

Thuật ngữ về website khi nghiên cứu thị trường 

Nichsite 

Là một trang web tập trung vào một chủ đề hẹp hoặc một lĩnh vực nhỏ. Nó thường được xây dựng với mục đích tối ưu hóa SEO và cung cấp nội dung chất lượng cho một tập hợp từ khóa nhất định. Ví dụ 1 Nichsite chuyên về Backlink

Authority site 

Là một trang web có uy tín và độ tin cậy cao trong lĩnh vực của nó. Điều này thường được đánh giá bằng 

  • Danh sách tác giả 
  • Đội ngũ kiểm duyệt nội dung tại website 
  • Chất lượng nội dung trên website 
  • Lượng  liên kết trang web nhận được từ các trang web khác

Authority site có xu hướng đứng đầu trong các kết quả tìm kiếm cho nhiều từ khóa liên quan đến lĩnh vực của nó và thường được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng và đáng tin cậy cho người tìm kiếm thông tin. 

Việc xây dựng một authority site có thể mất nhiều thời gian và công sức, nhưng nó có thể cung cấp lợi ích lâu dài trong việc tăng khả năng xếp hạng trang web và thu hút lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm. Ví dụ về các authority Site trong lĩnh vực SEO như : https://searchengineland.com/, https://www.searchenginejournal.com/, https://neilpatel.com/ 

Các thuật ngữ SEO khi nghiên cứu từ khóa 

Search volum: Số lượng tìm kiếm 1 từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định như vòng 1 tháng, 3 tháng,…

KD: Keyword Difficult : Độ khó của từ khóa

Theo góc nhìn SEO cơ bản 

Seed Keyword ( Từ khóa hạt giống ): Là từ khóa gốc của một chủ đề ví dụ: Marketing hay SEO là 1 dạng Seed Keyword 

Main Keyword : Từ khóa chính : Vi dụ: Seo từ khóa, Seo website 

Sub Keyword: Từ khóa phụ : Ví dụ: Seo website giá rẻ, Seo website tại Hà Nội

Longtail Keyword : Từ khóa dài : Ví dụ: Seo website giá rẻ tai Hà Nội

LSI: Từ khóa ngữ nghĩa : Là từ khóa giúp các công cụ tìm kiếm định hình rõ hơn các từ khóa cần SEO trong ladipage đó 

Theo góc nhìn hành trình khách hàng online cơ bản 

Buyer Keyword: Từ khóa mua hàng, ví dụ : mua chè thái nguyên ngon tại Hà Nội 

Navigational Keywords: Từ khóa điều hướng : Theo quan điểm của mình là các từ khóa thể hiện hành động tìm kiếm trước khi ra quyết định mua hàng. Ví dụ: Các đại lý chè Thái Nguyên uy tín tại Hà Nội . Ví dụ: Chè Đinh Ngọc là gì 

Informational Keywords: Từ khóa thông tin : Thường là các từ khóa tìm hiểu hỏi đáp ( đã phát sinh nhu cầu ) nó thường chứa thêm các hậu tố hay tiền tố như: cái gì, hướng dẫn, làm thế nào, tại sao…

nghien-cuu-tu-khoa-keyword-nghien-cuu-seo

Các thuật ngữ SEO khi nghiên cứu đối thủ 

Hiện nay công cụ phân tích đối thủ tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất là Ahref. Vì vậy các thuật ngữ SEO mình đưa ra dưới đây đa phần là các thuật ngữ của Ahref. Giai đoạn mình viết bài viết này Ahref đã tăng giá sử dụng lên mọi người thường dùng Semrush để phân tích đối thủ hơn. Tuy nhiên 2 công cụ này mình thấy công dụng na ná nhau, các thuật ngữ hay chỉ số khác nhau về tên còn giống nhau về bản chất. Nên các bạn mà dùng Semrush thì tự suy luận ra nhé  

Organic traffic

Lưu lượng truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Duckduckgo. Khác với Paid Traffic : là lưu lượng truy cập trả phí

Organic Keyword

Các từ khóa khách hàng tìm kiếm để tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên ( Organic traffic )

Tổng số lượng liên kết trỏ về 1 domain nào đó

Refer Domain: Tổng số tên miền có liên kết trỏ về 1 domain nào đó 

Toppage: Danh sách các ladipage mang lại nhiều organic traffic nhất cho website 

DR ( Domain Rating )

Đánh giá sức mạnh của tên miền với thang điểm 100 ( Đa phần dựa vào hồ sơ liên kết )
Công cụ đo lường : Ahref

UR ( URL Rating )

Đánh giá sức mạnh của URL với thang điểm 100 ( Đa phần dựa vào hồ sơ liên kết )

Công cụ đo lường : Ahref

DA (Domain Authority)

Độ uy tín và chất lượng của một tên miền

Công cụ đo lường: Moz

PA (Page Authority)

Độ uy tín và chất lượng của một ladipage cụ thể

Công cụ đo lường: Moz

TF (Trust Flow)

Trust Flow hay chúng ta thường gọi là TF là một chỉ số đánh giá độ tin cậy của một trang dựa trên chất lượng tổng thể của các backlinks. Chỉ số này được Majestic xác định bằng cách thống kế số lượng dựa trên backlink uy tín trỏ lên URL và lượng click vào backlink về URL này.

Nếu trang web của bạn có cả núi backlinks, nhưng không phải tất cả số đó đều có chất lượng tốt. Cho dù bạn có kỹ tính và kiểm soát ngặt nghèo thế nào đi nữa thì cũng không thể đảm bảo 100% backlinks là chất lượng cao được.

Công cụ đo lường: Majestic

CF (Citiation Flow)

Citiation Flow gọi tắt CF là chỉ số đánh giá độ tin cậy, tầm ảnh hưởng của một trang cụ thể nào đó (URL) dựa trên số lượng backlinks từ các trang web khác. Như vậy thì càng nhiều backlinks, chỉ số CF sẽ càng cao.

Nếu như CF để chấm điểm về số lượng liên kết, thì TF là để chấm điểm tổng về chất lượng liên kết. Bởi vậy có thêm một thuật ngữ nữa mà nhiều chuyên gia SEO nhắm tới, đó là tỉ lệ TF/CF.

Công cụ đo lường: Majestic

thuat-ngu-seo-nghien-cuu-doi-thu-trong-seo

Các thuật ngữ SEO khi tối ưu Onpage 

Page Speed

Tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt. Test cả trên PC, Mobile, Wifi và 3G 

Core web vital

Core Web Vitals là những chỉ số được đo lường bởi Chrome UX Report và Google Search Console để đánh giá hiệu suất website và SEO. Mỗi chỉ số sẽ đánh giá một mặt nào đó về trải nghiệm người dùng cho một trang web nào đó, tương ứng với các yếu tố xếp hạng như:

  • Loading: Tốc độ tải trang
  • Interactivity: Khả năng tương tác
  • Visual stability: Tính ổn định của trang web

Dựa vào 3 chỉ số trên các bạn có thể biết được nội dung trang web có tải nhanh không? Trình duyệt tải trang web có phản hồi nhanh với truy vấn của người dùng không? Quá trình tải nội dung có ổn định không?

Mobile Friendly

Giao diện thân thiện với thiết bị mobile

Schema

Schema là một đoạn code html hoặc code javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ngắn. Schema có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.

SSL

Là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật. Hay nói cách khác nó là chứng chỉ để xác định với các trình duyệt web hay các công cụ tìm kiếm biết rằng website của bạn bảo mật tốt cho người dùng truy cập. Hãy tưởng tượng nếu không có chứng chỉ SSL thì khi ai đó truy cập website của bạn nó sẽ hiển thị dòng chữ :”Website này không bảo mật có thể gây hại cho thiết bị của ban, bạn có muốn tiếp tục truy cập web không?”

Hay còn gọi là đoạn trích nổi bật. Dựa vào truy vấn người dùng khi tìm kiếm và trong bài nội dung của bạn có 1 đoạn trích thỏa mãn truy vấn đó. Thì google sẽ trả về cho người tìm đoạn trích đó ngay trên kết quả tìm kiếm. Người dùng có thể đọc được đoạn trích mình cần mà có thể không cần truy cập vào website 

Sitemap

Sơ đồ trang web giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng khai thác và tìm thấy các nội dung nhanh chóng trên website của bạn. Nhớ là sitemap cho người dùng chính là cách bạn bố trí các danh mục, bài post, breadcum … Còn sitemap cho các công cụ tìm kiếm bạn sẽ khai báo tại file sitemap.xml

Robot.txt

Robots.txt là một tệp tin cung cấp hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin về các trang mà họ có thể thu thập thông tin để lập chỉ mục. Ngoài ra nó cũng ngăn chặn các công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục các url mà chủ website không muốn cho các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục 

404

Website bị 404 là một thông báo cho biết trình duyệt web không thể tìm thấy thông tin mà người dùng yêu cầu. Cụ thể website hay bài viết đó đã bị xóa 

5xx

Là các lỗi hay gặp khi bạn truy cập web ví dụ lỗi : 500, 502… Điều này cho biết sever các bạn đang gặp vấn đề , hãy liên hệ đội ngũ quản trị sever để khắc phục 

Redirect

Chuyển hướng phổ biến là redirect 301 và 302. Đây là việc bạn muốn chuyển địa chỉ đường dẫn cũ sang địa chỉ đường dẫn mới hay ( Url cũ sang url mới )

Title

Tiêu đề của ladingpage 

Meta Description

Mô tả của ladipage

Heading

Các thẻ Heading của ladipage cụ thể ( H1-H6)

Alt Image

Thẻ Alt của ảnh giúp các công cụ tìm kiếm đọc được ảnh đó 

Mật độ từ khóa

Tỷ lệ 1 từ cụ thể so với tổng số từ trong 1 ladipage nào đó 

Liên kết nội bộ ( Liên kết giữa các ladipage khác nhau trong cùng 1 tên miền )

seo-onpage-tôi-uu-thuat-ngu-seo

Các thuật ngữ SEO trong Offpage 

EEAT

E-E-A-T là tiêu chí đánh giá nội dung mới của Google. Viết tắt của Experience – kinh nghiệm, Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền và Trustworthiness – độ tin cậy. Các bạn làm SEO phải làm tốt các yếu tố này đặc biệt là các bạn SEO các lĩnh vực thuộc YMYL ( Your Money your Life : Liên quan đến sức khỏe, tài chính của người đọc ) như : Y tế, Dược, Luật, Tài chính, Bảo hiểm …

Signal

Tín hiệu nhận được từ các mạng xã hôi và refer domain 

Link từ các website khác trỏ về website của bạn 

Backlink toàn site thường đặt ở footer, header. Ví dụ website A có 500 page trỏ textlik về website của bạn. Thì website bạn sẽ nhận được 500 backlink từ website A với cùng 1 anchortext và vị trí đặt link. 

Link đặt ở vị trí sidebar

Guespost

Bài viết của khách trên 1 website nào đó. Việt Nam mình hay mua bán , trao đổi backlink bằng việc đăng bài guestpost trên 1 website khác 

Site vệ tinh

Website được xây dựng để phục hỗ trợ SEO cho 1 hay nhiều website khác 

Web 2.0

Hiểu đơn giản đối với việc làm SEO nó là các nền tảng website cho bạn xây dựng website miễn phí để khai thác baclink. Ví dụ : blogspot, tumblr, wordpress.com ….

Forum

Các diễn đàn đa phần dân SEO dùng để kiếm backlink 

Anchortext

Văn bản trong link 

Dofollow

Là 1 thuộc tính của link cho phép bot của công cụ tìm kiếm tiếp tục thu thập dữ liệu ở trang đích  

Nofollow

Là 1 thuộc tính của link không cho phép bot của công cụ tìm kiếm tiếp tục thu nhập dữ liệu ở trang đích 

Xem video dưới đây về các thuộc tính của link để hiểu rõ hơn 

seo-offpage-thuat-ngu-seo

Thuật ngữ SEO khi đo lường và phân tích 

Impression

Lượt hiển thị : Số lần người dùng nhìn thấy website của bạn khi tìm kiếm 1 từ khóa nào đó 

Click

Số lượt người dùng click vào website của bạn khi tìm kiếm 

CTR

Tỷ lệ click/ lượt hiển thị 

Index

Tình trạng lập chỉ mục của các công cụ tìm kiếm

Time onsite

Thời gian ở trên website 

Time onpage

Thời gian ở trên 1 ladipage bất kỳ 

Bounce Rate

Tỷ lệ thoát trang 

Google seach console

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google. 

Bạn không cần phải đăng ký Search Console để trang web của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google, nhưng Search Console giúp bạn hiểu và cải thiện cách Google xem trang của bạn.

Google Analytics 

Google Analytics là công cụ theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về lượt truy cập của website

Một vài lưu ý khi bạn sử dụng 2 công cụ đo lường Seach console và Analytics 

Search Console

Đo lường và thống kê số hiển thị, click từ google search tự nhiên ( không bao gồm click từ google ads )

Ngoài ra thống kê việc lập chỉ mục ( index) , thông báo các lỗi về website như bảo mật, tác vụ thủ công…

Analytics

Đo lường và thống kê số hiển thị , click, traffic từ tất cả các nguồn vào website của bạn 

  • Paid Search : Truy cập trả phí từ google ads, bing ads…
  • Organic Search : Truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yahoo, Yandex…
  • Social: Truy cập từ các mạng xã hội : Facebook, Youtube…
  • Referral : Truy cập từ các website khác 
  • Direct : Truy cập trực tiệp
  • Khác: Truy cập từ các nguồn khác 

Analytics có thể sử dụng dữ liệu của Seach console 

Google tag manager

Đúng như cái tên của nó đây là công cụ quản lý tag của google. Đơn giản trong khi làm Marketing các bạn cần đo lường và cài đặt rất nhiều tag ID vào website của bạn như 

  • Analytics
  • Google ads
  • Google search console, Bing search console, …
  • Facebook Pixel, Twitter Pixel, Tiktok Pixel…
  • Heatmap, Clarity…

Nếu không có google tag manager (GTM) các bạn sẽ cần phải cài hàng tá đoạn code vào website của bạn. Việc này làm chậm website ảnh hưởng đến SEO . Có GTM các bạn chỉ cần cài 1 mã GTM vào website của bạn còn tất cả các mã khác các bạn sẽ cài thông qua GTM. 

OK cám ơn bạn đã kiên trì đọc hết bài viết mặc dù nó toàn là các thuật ngữ SEO kỹ thuật khô khan. Mình xin nhắc lại là bài viết sẽ được cập nhật liên tục vì vậy đừng quên lưu Bookmark bài viết này lại nhé. Chúc bạn có thật nhiều Organic traffic từ SEO

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top